Hãy cùng suy ngẫm: Có phải khi đến một môi trường mới lạ hoặc điển hình là khi đến một buổi phỏng vấn nếu như vô tình hay vì quá vô tư mà mình quên chào hỏi hoặc tác phong chào hỏi chưa chuẩn mực thì ngay lập tức mình bị đánh giá tư cách, văn hóa dưới điểm trung bình.
Ngược lại, một sự chào hỏi chân thành, thiện tình sẽ làm cho người đối diện có thiện cảm và dễ dàng mở lòng với mình ngay phút gặp gỡ đầu tiên.
CÚI CHÀO CHÂN THÀNH LÀ GÌ?
Cúi chào chân thành là văn hóa ghi nhận sự có mặt của người đối diện, giúp họ cảm thấy được tôn trọng. Đó là một sự kết nối đơn giản mà ai cũng có thể làm được.
Học cách cúi chào chân thành còn là học sự khiêm hạ. Vì, trong ý nghĩa của từ Khiêm Hạ là khiêm tốn và cúi đầu. Sự khiêm hạ đó thể hiện rõ nhất khi chúng ta luôn cúi chào chân thành với bất kể người đối diện ta là ai, là người trẻ hay người già, có chức vị hay bình thường. Mình chào người đối diện, trân trọng sự gặp gỡ đó không phải dựa trên mình là gì và họ là ai.
“Sông sâu thì tĩnh lặng, lúa chín thì cúi đầu, người hiểu biết sẵn sàng khiêm hạ cúi chào người khác”
Thường thấy ở những giảng đường CĐ, ĐH hàng ngàn sinh viên vội vã đi lướt qua nhau, lướt qua các giáo viên, giảng viên, nhưng hãy thử đến với Trường Cao Đẳng Tuệ Đức Vabis bạn sẽ cảm nhận rất rõ VĂN HÓA CÚI CHÀO chân thành tỏa khắp môi trường nơi đây. Cúi chào là nghi thức bắt buộc sinh viên Tuệ Đức phải thấm thành văn hóa từ bên trong, để mai kia bước vào bất kỳ môi trường nào các em luôn được điểm cộng về văn hóa lễ phép và chân thành.